Châu Á Nhà_trẻ

 Ấn Độ

  • Ở Ấn Độ, trường mẫu giáo được chia thành hai phần: Mẫu giáo cấp thấp (LKG) và Mẫu giáo cấp cap (UKG). Sau khi hoàn thành lớp mẫu giáo, trẻ em bước vào lớp 1 tiểu học. Hầu hết các trường mẫu giáo là trường tư thục. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 2 tuổi rưỡi vào nhà trông trẻ (bộ phận thuộc trường mẫu giáo).

 Trung Quốc Đại lục

  • Tháng 2 năm 1898, mục sư Vi Ngọc Chấn (韦玉振) thuộc Giáo hội Trưởng lão nước Anh đã đến Cổ Lãng Tự, Hạ Môn, Phúc Kiến truyền giáo đi cùng có vợ là Vi Ái Li. Năm 1898, một lớp dạy trẻ được mở tại Tòa nhà Mục vụ, số 35 đường Cổ Tân (鼓新路), Cổ Lãng Tự - có tên "Lớp Liên Nhi" (Liên Nhi Ban, 怜儿班). Sau khi xây dựng cùng một vị trí trong đường Cổ Lãng Tự (số 83 đường Vĩnh Xuân), được đặt tên là Hoài Đức Ấu Trĩ Viên (怀德幼稚园), là trường mẫu giáo sớm nhất ở Trung Quốc. Đa số là trẻ em Kitô giáo từ 4 đến 6 tuổi. Nội dung và hình thức giáo dục trẻ chủ yếu dựa theo phương pháp giáo dục của Friedrich FröbelMontessori, dụng cụ học tập như đồ chơi gỗ Gabe hầu hết là vận chuyển từ Anh sang. Vào tháng 11 năm 1933, được đổi tên thành Ấu Trĩ Viên Tư lập Hoài Đức (鼓浪屿私立怀德幼稚园). Vào tháng 12 năm 1941, đảo Cỗ Lãng Tự bị Nhật chiếm đóng, toàn bộ trường bị người Nhật tiếp quản, đổi tên thành Cổ Lãng Tự Ấu Trĩ Viên. Giám hiệu và giáo viên được phía Nhật Bản tuyển dụng lại. Giáo dục, cuộc sống và các hoạt động của học sinh mẫu giáo được sắp xếp theo quy định của phía Nhật Bản. Sau chiến thắng của Chiến tranh chống Nhật năm 1945, mục sư Bạch Lệ Chí của Giáo hội Trưởng lão Anh đã tiếp quản trường và khôi phục tên ban đầu. Nay đổi tên thành trường mẫu giáo Nhật Quang (厦门市鼓浪屿日光幼儿园).
  • Tháng 1 năm 1901, chính phủ nhà Thanh thành lập nhà trẻ cho người Mãn bằng việc ban bố Chương trình Mông Dưỡng Viện của triều đình và chương trình luật giáo dục gia đình [11] quy định rõ "lấy Mông Dưỡng Viện để hỗ trợ quá trình giáo dục trong gia đình", đánh dấu chính phủ Trung Quốc chính thức bắt đầu có hệ thống mẫu giáo.
  • Tháng 11 năm 1922, Bộ Giáo dục của Chính phủ Bắc Dương đã công bố "Lệnh cải cách hệ thống trường học" và thay đổi Mông Dưỡng Viện (蒙养院) thành Ấu Trĩ Viên (幼稚园; "vườn trẻ").
  • Năm 1951,Bộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ủy thác cho Đại học Sư phạm Bắc Kinh chuẩn bị Hướng dẫn công tác giáo dục mẫu giáo[12], kể từ đó đại đa số các Ấu trĩ viên (幼稚园; 幼稚園) đã được đổi tên thành Ấu nhi viên (幼兒園; 幼儿园}. Một số học giả tin rằng việc thay đổi tên “幼儿园” có thể do thông dụng với người dân hơn chữ "“幼稚园”" tương đối phức tạp và khó viết.

 Đài Loan

  • Ngày 1 tháng 12 năm 1897, trường mẫu giáo đầu tiên ở Đài Loan trong thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng. Kể từ khi Hội giáo dục thành phố Đài Nam Cao Mộng Hùng (蔡夢熊) có chuyến thăm Nhật Bản, nhận thấy rằng Nhật Bản có hệ thống giáo dục mầm non. Do đó, sau khi trở về Đài Loan, ông đã mời những người quyền lực của Đài Loan và Nhật Bản tới dự lễ thành lập trường mẫu giáo Miếu Quan Đế (關帝廟幼稚園) tại miếu Võ Tự Điển, Lục Hòa Đường. Học sinh chủ yếu là con cái của quan lại giàu có, bé trai chiếm 2/3, nhưng do thiếu giáo viên và tài chính, trường bị đóng cửa vào tháng 10 năm 1900. Kể từ đó, các trường mẫu giáo tư nhân trên khắp Đài Loan cũng đã mắc nhiều sai lầm.
  • Trường mẫu giáo thành phố Tân Trúc (新竹市立幼稚園) là trường mẫu giáo duy nhất tại Đài Loan còn mở tới ngày nay (thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1923 tại số 334, đường Bắc Môn).
Một nhà trẻ ở Việt Nam
  • Ngày 14 tháng 3 năm 1905, phủ Tổng đốc Đài Loan công bố "Quy trình trường mẫu giáo tư lập" [13]. Năm 1921, phủ Tổng đốc Đài Loan công bố "Quy trình trường mẫu giáo công lập", nhắm phát triển hệ thống giáo dục mầm non tại Đài Loan.
  • Năm 2011, chính quyền Đài Loan công bố "Luật chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ" [14]. Và chính thức bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2012, tích hợp nhà trẻ và mẫu giáo, thống nhất thay thế từ gốc Ấu nhi viên và Ấu trĩ viên bằng Ấu nhi sở (托兒所) làm mục tiêu giáo dục. Mặc dù vậy, người dân Đài Loan thường sử dụng "Ấu trĩ viên" do thuận miệng hơn.

Hàn Quốc

  • Trường mẫu giáo đầu tiên của Hàn Quốc được cho là thành lập vào năm 1909. Tuy nhiên, nếu quay ngược lại thời điểm trường mẫu giáo Busan vào năm 1897, đây là một trường mẫu giáo cho người Nhật tại Hàn Quốc, lịch sử chính thức được bắt đầu từ khi trường mẫu giáo Nanam được thành lập vào năm 1909.[15] Sau đó, trường mẫu giáo Chungdong được thành lập năm 1910 và trường mẫu giáo Kyungsung năm 1913.